Archive for Tháng Hai, 2012

Khí giới đánh bại ma quỷ (Êphêsô 6:10-18)

HTTL Vit Nam Juan – Chúa nht, 26/02/2012

SL

KHÍ GII ĐÁNH BI MA QU

Êphêsô 6:10-18

Kinh thánh cho biết maquỷ là kẻ chống nghịch Đức Chúa Trời và là kẻ thù của Cơ-đốc nhân. Kẻ thù của Cơ đốc nhân không phải là những con người, dù họ nghịch cùng mình, nhưng là Satan và thuộc hạ của chúng. Là con người, không ai địch lại ma quỷ, bởi chúng có năng quyền, có kinh nghiệm và óc quỷ quyệt cùng với lực lượng đông đảo. Thầy bùa, phù thủy, pháp sư, thầy bói đều là công cụ của Satan, họ luôn phải sống phục tùng Satan cách rất sợ hãi. Satan chỉ sợ Danh Chúa Jêsus và bị đánh bại bởi Đức Chúa Trời mà thôi. Satan lánh xa, sợ hãi sự hiện diện của người tin Chúa, vì trong họ có Đức Chúa Trời hiện hữu. Satan và bè lũ của chúng là thế lực gian ác, là vua chúa của thế gian mờ tối, luôn dùng mọi mưu kế và quyền lực để khiến người ta sống gian ác và chống nghịch lại với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn con người được sống hạnh phúc, được cứu và sống đời đời, nên Ngài chỉ rõ cho chúng ta biết về Satan và cách để đánh bại chúng.

1. K thù ca Cơ đc nhân

Satan và đồng bọn của chúng là kẻ thù của Cơ đốc nhân. Như Kinh thánh 1 Phierơ 5:8 “Hãy tiết độ và tỉnh thức, vì kẻ thù nghịch anh em là ma quỷ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được.”

Kinh thánh gọi nó là ‘chủ quyền, thế lực, vua chúa thế gian mờ tối và các thần dữ ở các miền trên trời(6:12). Nghĩa là maquỷ có quyền làm chủ trên những người gian ác thuộc về nó; Maquỷ cai trị và làm đau khổ những người thuộc về chúng bằng quyền lực đen của chúng. Những người thuộc về maquỷ cũng tôn thờ và bị khuất phục dưới quyền uy của chúng như 1 công dân phục dưới quyền của vua chúa. Đồng thời ma quỷ là dạng linh và hiện diện nhiều nơi; trên khắp trái đất và cả trong không trung, ngoại trừ thiên đàng và vườn địa đàng Pa-ra-di.

Với sức mạnh vượt xa sức con người, nên không ai chiến cự lại được với nó; Satan là thần linh có sức mạnh, nó không chết, nên gươm đao, súng ống, đạn dược, xe tăng, thiết giáp, máy bay chiến đấu, tên lửa, đầu đạn hạt nhân…mọi vũ khí của con người không thể dùng để đánh bại được maquỷ.

Đức Chúa Trời biết rõ điểm yếu của maquỷ, và vũ khí để đánh bại Satan không phải là vũ khí ở trên của con người, bèn là vũ khí của Đức Chúa Trời. Vũ khí đánh bại maquỷ chính là sức toàn năng của Ngài(10). Ngoài năng quyền của Đức Chúa Trời, không có ai cho chúng ta sức mạnh để đánh bại Satan, như lời Chúa dạy: “V li, anh em phi làm mnh dn trong Chúa, nh sc toàn năng ca Ngài. Hãy mang ly mi khí gii ca Đc Chúa Tri, đ được đng vng mà đch cùng mưu kế ca ma qu“(10-11).

Cụm từ ‘phải làm mạnh dạn’ được viết theo cấu trúc của câu bị động, nên phải được hiểu là “anh em phải được trở nên mạnh dạn nhờ sức toàn năng của Đức Chúa Trời”. Đây là lời phán hứa chắc chắn cho mọi người tin rằng, chỉ nhờ nơi quyền năng của Đức Chúa Trời, thì chúng ta mới có thể trở nên mạnh mẽ để có thể đủ sức đối địch và chiến thắng maquỷ được.

2. Vũ khí Đc Chúa Tri trang b cho người tin Chúa đ đánh bi Satan(13-18).

Sứ đồ Phaolô viết thư Êphêsô vào khoảng năm 62-63 CN, khi ông đang bị giam cầm trong nhà tù Rôma. Phaolô nhìn quen hình ảnh người lính Lamã, và Chúa Thánh Linh cảm động dùng ông mượn hình ảnh người lính Lamã mang vũ khí khi ra chiến trận để diễn tả vũ khí mà Đức Chúa Trời trang bị cho cơ đốc nhân khi chinh chiến với Satan.

Đức Chúa Trời quyền năng trang bị những vũ khí của Ngài cho những ai khao khát được mạnh mẽ, vững vàng và đánh bại Satan. Những vũ khí mà Ngài bảo mọi người tin Chúa Jêsus hãy mang lấy, sử dụng để được vững vàng và khiến Satan phải thua chạy gồm có: Lấy lẽ thật làm dây nịt lưng; Mặc lấy áo giáp bằng sự công bình; dùng sự sẳn sàng của Tin lành bình an mà làm giầy dép; Lấy đức tin làm thuẩn; lấy sự cứu chuộc làm mão trụ và cầm gươm của Đức Thánh Linh là lời của Đức Chúa Trời, và thường xuyên cầu nguyện trong sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh. Đó chính là vũ khí của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, giúp chúng ta chiến thắng maquỷ trong chiến trận thuộc linh tàn khốc.

1). Ly l tht làm dây nt lưng(14a).

Giây nịt lưng của người lính Lamã dùng nịt quần áo bên trong và cả chiếc áo giáp bên ngoài cho gọn gàng, không lắc lư gây vướng bận để thêm sự an toàn và nhanh nhẹn khi xông trận. Ngoài ra giây nịt lưng còn là nơi để đeo những vũ khí khác như gươm, dao…

Người cơ đốc nhân muốn chiến thắng được Satan, trước hết, người ấy phải biết lẽ thật, có lẽ thật cho riêng chính mính. Lẽ thật là Chúa Jêsus (Giăng 14:6); Lẽ thật cũng chính là lời của Đức Chúa Trời(Giăng 17:17). Để chiến thắng ma quỷ, điều đầu tiên trên hết là chúng ta phải có Chúa Jêsus và lời của Đức Chúa Trời. Nếu bạn không có Chúa Jêsus, mọi vũ khí khác thành ra vô ích.

2). Mc áo giáp bng s công bình(14b).

Chiếc áo giáp của người lính thường được làm bằng kim loại chắc, nhẹ để phòng khi gươm, giáo hay tên của kẻ thù đâm phải, thì nhờ có áo giáp che thân, người lính sẽ thoát chết.

Sự cứu rỗi của Chúa Jêsus chính là chiếc áo công bình cho người tin theo Chúa. Chiếc áo nầy đã được làm nên bằng chính sự hy sinh chuộc tội mà Ngài đã thực hiện trên thập tự giá. Khi Ađam và Êva mặc chiếc áo bằng da thú mà Đức Chúa Trời đã may cho, họ có thể đứng trước mặt Đức Chúa Trời mà trò chuyện với Ngài; Chiếc áo đó chính là hình ảnh về chiếc áo công bình Chúa Jêsus mặc cho người tin Chúa. Ai tin Chúa Jêsus, Ngài tha thứ hết mọi lỗi lầm cho người đó, kể công bình cho họ; Khi Satan công kích, chúng nó chẳng làm hại chi được, vì người đã thuộc về Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus nói thế nầy: “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó và nó theo ta; Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta.”(Giăng 10:27-28).

3. Dùng s sn sàng bình an ca tin lành là giy dép(15).

Đế giầy của người lính Lamã ngày xưa được gắn nhiều đinh sắt, để không bị trượt ngã trong các chiến trường trơn trợt, núi đèo, nhưng đứng vững vàng để chiến đấu. Không có giầy, chân sẽ bị phồng dợp khi trời nắng, hay sẽ bị nhiễm trùng, đứt, lở khi đạp phải những kim loại từ vũ khí bị bỏ lại trong chiến trận.

Người Cơ đốc nhân cũng cần mang giầy trong chiến trận đánh Satan, và giầy nầy là ‘ sự sẳn sàng của tin lành bình an’. Người tin Chúa, dù đi đến nơi đâu, gặp bất kì con người nào, tin Chúa hay không tin Chúa, đều mang Lời Chúa, Phúc âm cứu rỗi đến cho họ. Tin lành của Chúa là quyền phép của Đức Chúa Trời cứu mọi người tin(Rôma 1:16) và đem bình an cho ai tiếp nhận. Tin lành khiến cho người tin trở nên hòa thuận với Đức Chúa Trời, và con người hòa thuận với nhau. Khi Tin lành của Chúa Jêsus được rao giảng, nhiều người nghe và tin nhận, lúc đó vương quốc của Satan trở nên bị thu hẹp. Như vậy, việc rao giảng tin lành của chúng ta cũng là vũ khí đánh Satan đại bại, khiến vương quốc của chúng bị thu hẹp lại. Đức Chúa Trời muốn chúng ta cũng rao tin Lành cho cha mẹ mình, người thân trong gia đình mình, để họ cũng sẽ bước ra khỏi vương quốc tối tăm của Satan, và quyền lực của Satan bị đánh bại, bị cất ra khỏi gia đình chúng ta.

Đức Chúa Trời khen những người rao giảng tin lành bình an là người có chân xinh đẹp: Êsai 52:7 “Nhng k đem tin tt, rao s bình an, đem tin tt v phước lành, rao s cu chuc, bo Siôn rng: Đc Chúa Tri ngươi tr vì, chân ca nhng ky trên các núi xinh đp là dường nào!”

4. Đc tin làm thun(16).

Thuẩn hay còn gọi là khiên, dùng để đỡ, cảng những vũ khí tấn công của kẻ thù, bảo vệ thân thể, và còn là vũ khí để tấn công khi cần thiết. Nếu thuẩn yếu, vỡ, thì mạng sống của người lính trở nên nguy hiểm.

Thuẩn cảng tên lửa của maquỷ là đức tin cá nhân. Nếu đức tin yếu ớt, khi bị ma quỷ dùng những mũi tên, mũi gươm, đao là những triết thuyết giả dối, phỉnh gạt, hay những lời nói xuyên tạc Kinh thánh, hay sự bắt bớ tấn công…người đó sẽ dễ dàng gục ngã, đâm ra nghi ngờ lời Chúa, rồi bỏ Chúa, trở về con đường cũ ngày trước. Nhưng nếu người có đức tin mạnh, thì dù ma quỷ có dùng nhiều sự bắt bớ, hay mọi lý luận phủ nhận Chúa, chống Chúa, thì người đó vẫn sẽ đứng vững, vì thuẩn đức tin của họ vững chắc.

5. S cu chuc làm mu tr(17a).

Chiếc mẫu rất quan trọng, vì nó bảo vệ đầu, nơi điều khiển mọi hành động của cơ thể. Ra trận mạc, nếu không có mẫu chống đỡ, người lính sẽ phải đối diện với sự chết rất gần. Cái đầu là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể nhưng lại rất dễ tổn thương nhất nên cần được bảo vệ càng nghiêm ngặt hơn. Người lính ra trận có thể 1 tay, hoặc chân…nhưng không có ai mất đầu mà còn chiến đấu được. Mất đầu, coi như mất mọi thứ khác.

Đối với cuộc chiến thuộc linh với maquỷ cũng vậy, nếu chúng ta chưa có sự cứu chuộc của Chúa Jêsus, thì dù chúng ta có đi rao giảng tin lành, hay học thuộc lời Chúa, thì ma quỷ sẽ chẳng sợ chúng ta và đánh bại chúng ta ngay trong phút chốc. Một người không đi giảng tin lành, hay ít biết lời Chúa, nhưng vì đã có sự cứu chuộc vì tin Chúa còn có thể khiến Satan sợ hãi vì người đó có Chúa bên trong; nhưng 1 người chưa tin Chúa, chưa có sự cứu chuộc, thì Satan chẳng bao giờ sợ người đó. 1 người không có sự cứu rỗi mà đi địch lại với Satan thì giống như người lính đã rơi đầu mà còn nghênh chiến.

Tất cả đám phù thủy, thầy pháp, thầy bói tự xưng là có quyền giải hạn… đều là những người không có sự cứu chuộc, ma quỷ chẳng sợ hãi gì bọn họ cả, nên chẳng ai đuổi quỷ được cho ai. Sự cứu chuộc là điều ưu tiên số một, nếu bạn muốn đánh bại Satan trong cuộc đời của bạn.

6. Gươm Đc Thánh Linh là Li Đc Chúa Tri(17b).

Vũ khí công kích, đánh bại Satan dễ thấy nhất đó chính là Lời của Đức Chúa Trời được chép trong Kinh thánh. Chúa Jêsus ba lần dùng lời Đức Chúa Trời để chiến thắng sự cám dỗ của Satan cả 3 lần trong đồng vắng(Mathiơ 4);

Chúa Jêsus dạy: “Các người biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi.”. Chính Chúa Jêsus là lẽ thật, và lời của Ngài cũng là lẽ thật; Khi chúng ta yêu thích lời Chúa, học lời Chúa cho riêng mình; thì Lời Chúa chẳng những thêm đức tin cho chúng ta, mà còn là quyền năng của Đức Chúa Trời để khiến ma quỷ thối lui.

Khi maquỷ thúc giục bạn hãy trả thù đối với người làm mình không ưa thích; nhưng khi bạn nhớ và dùng lời Chúa cho mình rằng: “Hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời; vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng.”(Rôma 12:19)….

7. Thường xuyên cu nguyn(18).

Hãy nh Đc Thánh Linh, thường thường làm đ mi th cu nguyn và nài xin. Hãy dùng s bn đ trn vn mà tnh thc v điu đó, và cu nguyn cho hết thy các thánh đ.”

Satan rất sợ khi chúng ta tôn vinh Chúa và đặc biệt là khi cầu nguyện. Vì nó biết cầu nguyện là lúc chúng ta còn giữ mối thông công với Đức Chúa Trời, và quyền năng của Ngài tuôn đỗ trên người có sự sốt sắng cầu nguyện. Trước khi được Chúa Jêsus giải thoát hoàn toàn, mỗi lần bạn Hoạt cầu nguyện, maquỷ bóp miệng, khiến bạn nói không ra hơi, không ra âm, trong khi bạn có thể tự do nói to những chuyện khác. Nơi nào có nhiều nhà thờ, có nhiều gia đình cầu nguyện, nơi đó quyền lực của Satan bị suy yếu đáng kể. Mỗi khi cầu nguyện, chúng ta thường kêu danh Chúa Jêsus, và đây chính là điều thứ hai mà Satan rất sợ hãi. Satan ghét và rất sợ danh Chúa Jêsus, nên chúng ta kêu nhiều danh Ngài, Satan cũng sẽ bị đánh bại.

Bài hc:

1. Không ai dưới bầu trời nầy chiến cự nỗi với Satan, vì chúng có quyền lực, có số đông, và đầy mưu mẹo quỷ quyệt. Satan và các quỷ của nó chỉ sợ Ba Ngôi Đức Chúa Trời, danh Chúa Jêsus Christ, và quyền năng của Chúa Thánh Linh. Nên chỉ những ai nhờ cậy nơi sự toàn năng của Ngài thì mới chiến thắng hơn maquỷ.

2. Để đứng vững địch lại và đánh bại Satan, chúng ta cần phải có và sử dụng vũ khí của Đức Chúa Trời ban cho; đó là tin Chúa Jêsus, đưọc mặc chiếc áo công bình của Chúa Jêsus, tức sự tha thứ của Ngài; rao giảng Tin lành cho mọi người; có đức tin lớn lao, có sự cứu chuộc, biết và sử dụng lời của Đức Chúa Trời để đối địch lại với Satan, đặc biệt là cần cầu nguyện thường xuyên với Đức Chúa Trời, nhơn danh Chúa Jêsus khi đối diện với chúng như Mác 16:17b: “Lấy danh ta mà trừ quỷ..”/.

Công khó trong Chúa chẳng bao giờ vô ích (Công vụ 28:1-10)

HTTL Việt Nam Juan – Chúa nhật 12/02/2012

SL

Công Khó Trong Chúa Chẳng Bao Giờ Vô Ích

Công vụ các sứ đồ 28:1-10; 1 Côrinhtô 15:58

Khi Phao-lô đến thành Giêrusalem, thủ đô của Dothái, lúc đang ở trong đền thờ, thì người Juđa xui cả đoàn dân dấy loạn bắt Phaolô với sự vu cáo rằng: Phaolô giảng dạy nghịch cùng dân chúng, nghịch cùng luật pháp, và nghịch cùng đền thờ, dẫn người Hylạp vào trong đền thờ là điều cấm kị(21:27-30). Nhưng đó là những lời vu cáo để tìm cách giết Phaolô, vì Phaolô giảng về Chúa Jêsus, Đấng từ kẻ chết sống lại, và giảng dạy sự cứu rỗi không đến từ lễ cắt bì, mà đến từ đức tin.
Vì để làm hài lòng dân chúng, các vị quan như Phê-lít giam giữ Phaolô trong ngục trên cả 2 năm(24:26-27) tại thành Sêsarê rồi sang giai đoạn cầm quyền của quan Phê-tu. Trong thời gian bị cầm tù, những người Juđa, các thầy tế lễ, người sang trọng của dân Juda đưa đơn kiện, đòi quan đem Phaolô về thành Giêrusalem để xử án, nhằm âm mưu giết Phaolô dọc đường; Để đẹp lòng dân Juđan, Phêtu cũng muốn đưa Phaolô về Giêrusalem theo đề nghị của người Juđa, nhưng Phaolô biết mưu ác của người Juđa, nên ông đòi phải được ứng hầu trước tòa án của Sêsa, tức hoàng đế Rôma, tại Rôma. Vì Phaolô có quốc tịch Rôma, và những lời buộc tội của người Juđa không có chứng cứ, nên quan lớn Phê-tu buộc sai lính đưa Phaolô từ Sêsarê đến Rôma bằng 1 chiếc tàu lớn, trên tàu còn có nhiều tù nhân khác, tổng cộng mọi người trên tàu là 276 người(27).

Trên đường đi, tàu gặp bão, mọi hàng hóa, hành lý đều bị quăng xuống biển, con tàu bị mắc cạn và đầu lái thì bị sóng đánh nát hết(27:41). Dầu vậy, toàn bộ thủy thủ đoàn, lính tù và tù nhân được sống sót hết thảy do họ có Phaolô đi cùng, nên Chúa gìn giữ cho hết thảy lên bờ bình an(27:24).

Họ tấp vào 1 hòn đảo có tên là Man-tơ. Thổ dân tại đây tuy xa lạ, nhưng họ tiếp đón đoàn của Phaolô rất nồng hậu. Đây chính là điều lạ, mà Kinh thánh gọi là điều ‘hiếm có'(2); Vì những thổ dân của các bộ lạc nhất là trên đảo thời xưa, họ rất căm ghét những người, nhất là da trắng như Phaolô từ nơi khác đến; Trong ánh mắt của họ, thường những người lạ xâm nhập nầy bị coi là gián điệp chính trị, hay quân cướp đất; vì vậy, các bộ lạc ngày xưa luôn có gươm giáo trong tay, chẳng những để săn bắn mà là để tự vệ, chiến đấu với những người từ bộ lạc khác; Thậm chí nhiều bộ lạc ăn thịt những người từ bộ lạc khác đến như  bộ lạc ở Piji ngày xưa, 1 quốc đảo thuộc châu Đại Dương, nằm phía nam Tây Thái Bình Dương.

Nhưng đoàn của Phaolô lại được tiếp đãi rất ân cần, đó là do Đức Chúa Trời ban ơn cho Phaolô, tôi tớ chịu khổ của Ngài; Bạn xem, Ngài làm nhiều điều khác nữa cho Phaolô qua ngày sau đó.

Có lẽ cả đoàn người được tụ tập là trong 1 căn chòi lớn, bên 1 đống lửa to đốt bằng củi, vì bên ngoài mưa vẫn đang rơi, và trời thì lạnh lẽo; Kinh thánh thuật rằng, khi Phaolô lấy 1 bó củi khô quăng vào trong đống lửa, thì có 1 con rắn lục, thuộc loại độc, bò từ trong bó củi ra vì nóng, bám quấn trên tay của Phaolô.

Theo Bách khoa toàn thư, rắn lục là loại rắn có nọc có mức độ độc chỉ sau nọc độc của rắn hổ mang chúa; Người bị rắn lục cắn, sẽ chết nếu không được cứu chữa kịp thời. Rắn lục ở nhiều trong rừng rậm, trên cây và thường chúng có màu xanh, để cải trang theo màu của lá cây;

Là thổ dân của vùng đảo hoang vu, người dân ở đây biết rất rõ về rắn lục và tác hại của chúng; có lẽ hầu như người nào bị rắn cắn thì không thoát chết được; Nên khi nhìn thấy con rắn lục cắn và quấn chặt lấy tay của Phaolô, họ liền nghĩ rằng, chắc Phaolô là người độc ác, tay giết người, nên dầu được may mắn thoát chết khỏi bão biển, nhưng lẽ công bình không khứng cho sống, nên phải chết vì nọc độc của rắn lục.

Quan niệm nầy vẫn còn thịnh hành trong thế giới chúng ta ở ngay thế kỷ 21 nầy; Nhiều người gặp 1 tai nạn nào đó, những người có quan niệm nầy liền nghĩ rằng, do người nầy ăn ở vô lương, bất thiện ở nào đó; Con người gieo gió thì gặt bão, nhưng nhiều trường hợp không phải là do chính cái nghiệp kiếp nầy, hay kiếp trước của người đó để lại, mà do chính lỗi lầm cô ý hay vô ý của người khác gây nên. Còn những người giàu vì tham những thì cho rằng vì kiếp trước, hay trước đây sống phước đức nên nay giàu có..
Ví dụ cả gia đình 1 tiệm vàng nọ bị hại mất mạng nhiều người, không phải vì tội ác của họ, mà là tội ác của kẻ cướp gây nên; Có những người lái xe rất nghiêm chỉnh, nhưng vẫn bị nạn là do người khác gây ra cho mình…Trường hợp Phaolô cũng vậy, rắn độc cắn ông, không phải vì ông sống ác độc, nhưng vì nó là loài rắn, bám được vào ai, thì nó phòng thân bằng cách cắn để phòng thủ; vả lại Phaolô sau khi tin Chúa, ông sống rất thương người đồng loại và đẹp lòng Chúa;

Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải hiểu rõ điều nầy; đừng thấy ai bị nạn, bất hạnh thì cứ nghĩ rằng, chắc anh ta, chị ta đã từng làm điều ác nào; thấy người nghèo, người tàn tật, mẹ góa, con côi..,thì thay vì xét đoán vô chứng cứ, thì hãy rũ lòng thương xót, giúp đỡ họ như Chúa Jêsus đã từng làm vậy.

Nhưng khi thổ dân đảo Man-tơ thấy Phaolô rảy con rắn lục vào trong lửa, mà ông tay ông chẳng sưng lên, ông cũng không ngã xuống và chết như bao người mà họ đã từng chứng kiến, thì lấy làm lạ lắm, và đổi ý mà gọi Phaolô đúng là 1 vị thần.

Những bộ lạc người nào càng lạc hậu, họ càng tin và thờ lạy nhiều thần; Xã hội càng văn minh, số lượng thần linh trong tư tưởng họ sẽ mất dần và chỉ giữ cho mình 1 thần linh đáng tin tưởng nhất như những dân tộc văn minh thờ phượng Đức Chúa Trời ngày nay.

Người Việt Nam của chúng ta vẫn còn nhiều lạc hậu, nên họ cúng bái nhiều thần tượng; Ở sông thì có vua sông là Hà bá; dưới biển thì có Long Vương; trên núi thì có Sơn thần; đất thì có Thổ địa, tức thần đất; trong bếp có thần bếp là ông táo; trên trời có Thiên lôi, thần sấm sét, ngoài đường thì có Cô hồn….nên cúng bái nhang khói nghi ngút, mà không biết sự tích các thần đó ra sao, mà cũng không muốn biết, sợ biết thì mất thiêng, mất linh, nên không chịu tìm hiểu, cuối cùng cuộc sống còn quá nhiều cái lạc hậu, mà không hay biết. Họ dễ dàng tôn những con người làm thần linh; nhất là những người sau khi qua đời;

Truyền-đạo 9:4 “Một người ở trong hội kẻ sống, còn có sự trông mong; vì con chó sống hơn là sư tử chết.” Đối với Kinh thánh, con người còn sống mới quan trọng, còn khi chết rồi, thể xác chỉ là vô dụng, nhưng người không theo Chúa tôn cao người chết hơn kẻ sống; còn sống thì nói nặng nhẹ, coi thường, nhưng khi chính người đó qua đời, thì cúi xuống cúng lạy, cầu nguyện với họ;

Sự tích thần tài.
Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX. Trong các hộ tiểu thương Nam Bộ, Thần Tài được thờ trong gia đình và trở nên gần gũi, thân thiết với mọi người.

Theo truyền thuyết xưa, có một người lái buôn Trung Hoa tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần, được Thủy Thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện. Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt. Trong một ngày Tết, vì một lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ.

Người ta bảo Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ Như Nguyện, cũng chính vì thế mà bàn thờ Thần Tài thường nằm ở một góc khuất trong nhà. Theo điển tích này, trong 3 ngày Tết có tục kiêng quét nhà, hốt rác vì sợ làm mất thần Tài ẩn trong đống rác.

Tù trưởng của bộ lạc thổ dân trên đảo Mantơ có tên là Búp-li-u thấy Phaolô là người đặc biệt, và như 1 vị thần, nên càng đãi ngộ Phaolô và những người đi cùng; Khi biết cha của vị tù trưởng bị bệnh sốt rét và thổ tả nặng nằm trên giường, Phaolô đi thăm người, sau khi cầu nguyện rồi thì đặt tay chữa lành cho;

Tiếng đồn về ơn chữa lành của Phaolô nhanh chóng lan rộng, đến nỗi tất cả mọi người trên đảo có bệnh đều đến cùng Phaolô, và Đức Chúa Trời đã chữa lành cho mọi người, không phân biệt người nào(9). Phaolô đã ở lại đó thêm 3 tháng(11), chắc rằng trong thời gian dài đó, ông rao giảng về Phúc âm của Chúa cho dân làng trên đảo Mantơ; Quyền phép và lòng thương xót của Đức Chúa Trời bày tỏ qua Phaolô, khiến dân làng tôn trọng và sửa soạn chu đáo mọi thứ cần dùng cho chuyến đi kế tiếp của Phaolô và đoàn đi theo.

Bác sĩ có thể bất lực trước bệnh tật của bệnh nhân thường do 3 lý do cơ bản; thứ nhất, bác sĩ không đủ năng lực để chữa bệnh đó. Thứ hai, bác sĩ có năng lực, nhưng bác sĩ không có thuốc để trị căn bệnh đó; Thứ ba, bác sĩ có năng lực, có đầy đủ thuốc men, nhưng bệnh nhân đó bị từ chối vì bệnh viện quá tải.

Tại đảo Man-tơ nầy, trong thời của Phaolô, chuyện đó cũng có thể đã xảy ra; Lúc đó, tuy lúc đó chưa có bệnh ung thư, sida hay nhiều bệnh bất trị giống vậy có thể chưa có, nhưng nhiều căn bệnh khiến thầy thuốc bất lực như bại liệt, mùa lòa, câm điếc, ho lao, thổ tả…Trong thời đó thầy thuốc không nhiều để đủ chữa trị cho toàn người bệnh trong đảo. Đó chính là lý do mà có nhiều người sống đau khổ trong bệnh tật và chết khi còn trẻ.

Nhưng Đức Chúa Trời chúng ta là Chúa toàn năng; quyền năng của Ngài không bị giới hạn bởi những việc bất năng của con người, hay 1 số lượng nan đề lớn đến chừng nào. Kinh thánh thuật rằng, tất cả mọi bệnh nhân trên đảo Mantơ đều đến với Phaolô, và mọi người, không trừ 1 bệnh nhân nào, đều đã được quyền năng Chúa chữa lành cho(28:9). Thiết nghĩ rằng nếu có bệnh nhân nào trên đảo Mantơ không đến với Phaolô ngày hôm đó, thì chỉ có riêng họ là không được chữa lành cho đến khi có cơ hội khác.

Đức Chúa Trời chúng ta là Chúa toàn năng và rộng lòng thương xót. Mọi nan đề của chúng ta, mức độ khó khăn hay số lượng của nó không là vấn đề đối với Chúa, vấn đề ở chỗ chúng ta có đức tin để chạy đến với Chúa để xin và nhận lấy sự giải cứu hay không.

Kết luận:

Khi Phaolô chịu khổ vì danh Chúa, Ngài đã không bỏ ông, ngược lại, Ngài làm cho ông những điều vượt khỏi mọi sự hiểu biết. Đức Chúa Trời cứu ông khỏi sự chết trong nhiều sự nguy khốn; Ngài khiến ông được ơn trước cả thổ dân xa lạ; và quyền năng của Ngài dẫy đầy trên ông; những người đi cùng ông cũng được phước.

Đức Chúa Trời cũng sẽ làm như vậy cho mỗi chúng ta hôm nay, khi chúng ta dám dấn thân vì danh của Ngài. Khi chúng ta chịu khổ vì danh Chúa, chúng ta chẳng những được kinh nghiệm hơn về Chúa, được có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn của mình, mà nhiều người khác cũng được phước qua sự chịu khổ của chúng ta, nhất là họ được cứu; và người trong họ quan trọng nhất đối với chúng ta là gia đình của mình;

Người yêu dấu của chúng ta không phải là Chúa, nhưng những gì chúng ta làm cho Chúa, tức là làm cho những người yêu dấu của mình; 1 Côr 15:58 “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu./.

Đấng Chân Thần duy nhất (Công vụ 14:8-20)

HTTL Việt Nam Juan – Chúa nhật, 05/02/2012

SL

Đấng Chân Thần Duy Nhất

Công vụ 14:8-20

Lời Chúa trong công vụ các sứ đồ 4:12 dạy rằng: “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.” Theo bách khoa toàn thư, ngày nay thế giới có khoảng 15 tôn giáo chính. Mỗi tôn giáo đều có giáo chủ và nhiều thần linh. Là người khôn ngoan sáng suốt, con người có thể dễ dàng nhận ra thần nào là sản phẩm của trí tuệ con người. Kinh thánh chỉ cho chúng ta biết ngoài Đức Chúa Trời là Đấng Chân Thần duy nhất, thì các thần linh khác hoặc chỉ là ma quỷ, hoặc chỉ là sản phẩm của trí tuệ con người.

1. Đấng Chân Thần có năng quyền vô đối(8-10)

Một người liệt chân, không đi được, người ngồi nghe chăm chú lời Phaolô giảng về Phúc âm cứu rỗi của Chúa Jêsus. Lời Chúa đụng chạm, khiến ông đặt đức tin vào ơn và quyền năng cứu rỗi của Chúa Jêsus; Và chính đức tin nầy, Đức Chúa Trời đã dùng Phaolô công bố sự chữa lành Chúa dành cho ông(9). Sau lời công bố về sự chữa lành của Phaolô, người liệt nhảy lên rồi bước đi như mọi người bình thường khác(10).

Khi bạn nghe về lời Đức Chúa Trời, có điều gì ngăn trở đức tin bạn không? Điều ngăn trở đức tin bạn đối với Lời Chúa cũng chính là điều ngăn trở chúng ta kinh nghiệm được quyền năng từ nơi Chúa; Hãy xin Chúa thêm đức tin lớn hơn nữa cho chúng ta; phó dâng lên Chúa những điều ngăn trở đức tin, để quyền năng của Chúa, Đấng toàn năng vô hạn, được tự do thi thố trên cuộc đời chúng ta và HT của Ngài.

2. Tà thần, Thần tượng là kết quả của trí tuệ con người. (11-14).

Nhiều người dân của thành Lít-trơ tin câu chuyện thần thoại về 2 vị thần nầy của Hylạp là chuyện thật. Giutubê là vị thần tối cao, vua của các vị thần; tiếng Việt còn gọi là thần Dớt; còn Mẹtcurơ là thần ngôn sứ của thần Giubitê; Mẹtcurơ có tài ăn nói, thuyết pháp; Có 1 thời gian, hai vị thần nầy lấy hình người nghèo xuống trần gian để thử lòng tốt con người; Hai vị thần đến làng Líttrơ, gõ cửa 1000 ngôi nhà, nhưng họ đều hắt hủi hai người, ngoại trừ có cặp vợ chồng nông dân nghèo, chồng tên là Philêmôn và vợ tên là Baucis; Hai vợ chồng nghèo nầy mời hai vị thần vào căn lều lụp xụp của mình và tiếp đãi tử tế; Hai vị thần cảm kính và biến căn lều của họ thành đền thờ Jutubê nguy nga; sau đó, vì ghét tấm lòng gian ác của dân thành, 2 vị thần làm 1 trận mưa to, khiến mọi người bị ngập lụt và chết hết, chỉ còn hai vợ chồng nông dân nghèo kia trong căn nhà tráng lệ mới được ban cho.

Người dân Líttrơ tin câu chuyện đó là thật; nên khi thấy Phaolô chữa lành cho người bại liệt, thì họ nghĩ ngay rằng, Phaolô và Banaba là 2 vị thần năm xưa, nay lại đến thăm họ lần thứ hai; vì vậy, họ không dám thất lễ để không bị trừng phạt như trong câu chuyện; nên họ tôn 2 sứ đồ của Chúa là thần; Banaba thì cao ráo hơn nên họ nghĩ Banaba có quyền hơn, do đó được tôn là Jutubê; còn Phaolô thì ăn nói giỏi, lại nhỏ con hơn, nên được tôn là Mẹtcurơ, tức là ngôn sứ của thần Jutubê.

Thầy cúng thần Jutubê có miếu thờ nơi cửa thành liền đem bò đực và tràng hoa đến hô hào, kêu gọi dân chúng trong thành cùng 1 lòng dâng của lễ để thờ phượng Phaolô và Banaba. Nhưng Banaba và Phaolô xé áo mình, ngăn chặn việc thờ cúng, dâng tế lễ của họ cho mình(13-14).

3. Đức Chúa Trời là Đấng Chân Thần duy nhất của nhân loại(15-18).

Người dân Lít-trơ đọc chuyện thần thoại, và họ đem lòng tin; thậm chí xây đền miếu đề thờ thần trong chuyện thần thoại Hylạp. Họ tôn thờ dù không biết rõ hay họ họ chưa bao giờ kinh nghiệm được sự ban cho, sự giải cứu từ các vị thần nầy, nhưng họ luồn cúi thờ lạy; Sự thờ lạy cách mê tín nầy, khiến họ không biết đến 1 Đấng đáng được họ thờ lạy, là Đấng đã dựng nên trời đất, ban hình thể tuyệt đẹp cho con người; ban cho con người trí khôn, lương tâm, đạo đức; ban không khí để hít thở, ban mưa để cấy cầy ra lúa thóc, hoa quả; đồ ăn dư dật; và ban cho con người niềm vui sống;

Bởi vì họ không thờ Đức Chúa Trời, nên họ thờ nhiều thần, nhiều tượng; Vì không tin Chúa, nên họ dễ tin tất cả những gì người khác kể, chuyện cổ tích tường thuật, để rồi bị dối gạt và sợ hãi đủ điều.

Ngày nay, người Việt chúng ta thờ nhiều thần, là sản phẩm của trí tuệ con người; Thế hệ con cháu cứ nối gót ông cha thờ lạy, cúng kiến những vị thần mà mình không biết rõ ràng lai lịch; Họ quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành’, nên điều gì mà nghe có thiêng liêng thì cứ cúng thờ, để tránh được hạn xui.

Câu chuyện sự tích về Táo quân.
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:
Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau. Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang, anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng.

Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ. Một hôm, Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn, bà chủ nhà đem cơm ra cho. Thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ dễ nào quên. Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang. họ đang hàn huyên thì bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về, Thị Nhi mới nói Trọng cao vào ẩn trong đống rơm. Phạm Lang về nhà để cốt lấy tro bón ruộng, nên đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm vì đường xa mỏi mệt ấy bị chết cháy, người vợ cũ là Thị Nhi, thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo. Phạm lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết.

Thượng Đế trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.

Thượng Đế phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc: Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp. Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà. Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.

Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người, và cứ vào 23 cho đến 30 tháng chạp, Táo Quân phải đi thiên đình để báo cáo với Thượng Đế cách trung thực về cách sống thiện, ác của từng gia đình, để Thượng Đế ban thưởng hay giáng phạt cho từng người, từng gia đình theo cáo trạng của Táo quân (Sưu tầm).

    Câu chuyện ngày xưa có tính răn dạy cho con người biết sống lương thiện để được Thượng Đế ban thưởng, cũng như đừng sống gian ác để tránh khỏi sự sửa phạt của Ngài; nhưng con người ngày nay, thay vì sợ Thượng Đế để sống ngay lành, thì họ coi trọng việc cúng thờ Táo Quân, là sản phẩm của câu chuyện buồn ngày xưa.

Phaolô và Banaba nói với họ rằng, chính các ông cũng là con người như họ; các ông giảng Tin lành để họ nghe, tin mà bỏ đi những thần hư không, tức là thần trong truyện cổ tích do người ta đặt ra để kể nghe cho vui tai. Là thần mà Kinh thánh nói rằng là được bàn tay con người làm ra từ gỗ, đất, vàng bạc, và vôi. Có mắt mà không thấy, cón tai mà không nghe, có mũi mà không thở, có chân mà không đi, có tay mà không giúp được ai(Thiên thiên 135);

Phaolô, Banaba kêu gọi họ quay trở lại thờ Đức Chúa Trời, là Chân Thần duy nhất ban cho họ mưa, mùa màng nhiều hoa quả, đồ ăn dư dật và lòng đầy vui mừng; Ngài cũng chính là Đấng duy nhất có quyền năng chữa lành mọi bệnh tật, không hề giống như bất kì những vì thần giả tạo mà họ từng tôn thờ.
    “Vậy, bởi chúng ta là dòng dõi Đức Chúa Trời, thì chớ nên ngờ rằng Chúa giống như vàng bạc hay là đá, bởi công nghệ và tài xảo của người ta chạm trỗ nên. (Công vụ 17:29)

4. Sự gian truân của người hầu việc Đấng Chân Thần và sự giải cứu của Ngài(19-20).

Sau khi Phaolô và Banaba từ chối việc dâng tế lễ của họ; có mấy người Dothái đến dỗ dành, xúi giục người Líttrơ chống lại 2 sứ đồ; dân Líttrơ mới tôn sùng hai sứ đồ là thần tối cao, còn mang bò và tràng hoa đến để cúng dâng, thế nhưng khi người Dothái đến dụ dỗ, họ liền đổi lòng mà ném đá Phaolô nhằm giết chết ông đi. Phaolô bị ném đá suýt chết, họ kéo thân xác ông ra ngoài thành, vì tưởng đã chết rồi; nhưng khi các môn đồ khác nhóm lại chung quanh người, có lẽ họ cầu nguyện cho Phaolô, thì Phaolô vùng đứng dậy vào thành, và bữa sau tiếp tục sang thành Đẹtbơ để tiếp tục giảng Tin lành(19-20).

Dân thành Giêrusalem ngày xưa cũng giống vậy; khi Chúa Jêsus cỡi lừa vào thành, họ hát ca ngợi, tung hô Chúa; nhưng rồi vài ngày sau đó, họ lại bảo Philát đóng đinh Ngài trên thập tự giá; Lòng con người nay trắng mai đen, không ai ngờ được;

Hai vị sứ đồ đã không nhận lấy vinh quang của 1 vị thần tối cao mà dân Líttrơ dành cho; vì họ biết mình là con người bình thường, và vinh quang đó chỉ dành cho Đức Chúa Trời cao cả; Những việc quyền năng họ làm là việc của Đức Chúa Trời, mà họ chỉ là công cụ; Không có Chúa, họ không làm được gì trên những nan đề đó;

Các sứ đồ cũng không dùng sự dối lừa để chinh phục người dân thành Líttrơ trở lại với Chúa; vì nếu 2 ông tự công nhận mình là thần như họ tôn vinh, thì hai ông bảo họ hãy trở lại với Chúa Jêsus, có lẽ nhiều người sẽ hạ mình xuống mà thờ lạy Chúa Jêsus; nhưng hai ông không làm; vì đó là điều giả dối; và nếu vì sợ hai ông, họ có thờ lạy Chúa Jêsus, thì cũng chỉ là tấm lòng trống rỗng, vì họ tin Chúa vì sợ chứ không phải vì tin thật lòng;

Khi nói về Chúa, Chúa không cho phép chúng ta là chứng dối để chinh phục người ta về với Chúa; Vì Chúa là Đấng Chân Thật; vì phương pháp giả dối thì không bao giờ thực được mục đích chân thật;

Để rao truyền phúc âm, các sứ đồ đã chịu nhiều khốn khổ; bị đánh đập, ném đá, nhiều lần sắp chết; Nhưng Chúa không để họ cô đơn một mình; Chúa đã nhiều lần giải phóng Phierơ, Phaolô, Sila ra khỏi nhà tù, cứu các ông khỏi những trận ném đá chí tử…Và chúng ta cũng được Ngài cứu giúp khi chúng ta sẳn sàng chịu khổ trong việc nói Tin lành cho đồng bào mình, nhất là những người sùng bái, cúng tế nhiều thần tượng.

Bài học:
1. Quyền năng của Chúa Jêsus vẫn đổ đầy trên những người Cơđốc nhân, sứ đồ của Chúa sau khi Ngài đã thăng thiên; chứng tỏ Ngài vẫn đang ở bên cạnh chúng ta luôn luôn. Ngài muốn và cho phép chúng ta sử dụng năng quyền của Ngài cho công việc Chúa.
2. Người có đức tin thật sự sẽ kinh nghiệm nhiều việc làm uy quyền của Đức Chúa Trời.
3. Ngoài Đức Chúa Trời, không còn 1 thần nào khác giải cứu, ban phước cho con người(Công 4:12).
4. Hãy nhường sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời; và công việc Chúa của chúng ta nhiều lúc gian nan, nhưng Ngài không để chúng ta 1 mình./.